Họ và tên (*) Email (*) Số điện thoại (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã xác nhận (*) Gửi câu hỏi
Bệnh gút nên kiêng cữ những gì? (Đặng Thị Hảo - haodangthi@gmail.com): (Ngày 09/12/13 )

Em có người bạn bị bệnh Gut, bác sĩ có thể cho em biết triệu chứng của bệnh, các thức ăn phải kiêng cữ… Bệnh này có thể chữa khỏi được không? Người mắc bệnh này phải kiêng luôn việc quan hệ?

Trả lời:

BS ĐÀO XUÂN DŨNG (Chuyên khoa II, Sản phụ khoa): Bệnh gut là một trong những bệnh thấp khớp gây đau đớn nhất, do ứ đọng những tinh thể uric acid nhọn như kim ở tổ chức liên kết, ở ổ khớp hay cả hai. Sự ứ đọng này dẫn tới viêm khớp với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và cứng khớp.

 

Thuật ngữ viêm khớp bao gồm hơn 100 bệnh phong thấp ảnh hưởng đến khớp, cơ, xương cũng như các mô và các cấu trúc khác. Bệnh gút chỉ chiếm khoảng 5% trong số mọi trường hợp viêm khớp. Đôi khi bệnh gút “giả” cũng bị coi là bệnh gút vì có những triệu chứng tương tự như viêm, tuy nhiên, bệnh gút “giả” cũng còn có tên là bệnh ứ đọng phốt phát canxi ở sụn (chondrocalcinosis) chứ không ứ đọng uric acid như trong bệnh gút thật. Vì thế, điều trị bệnh gút “giả” có hơi khác.

 

Uric acid là sản phẩm thoái hóa của purine, chất này có trong các mô trong cơ thể và có ở nhiều loại thức ăn. Bình thường, uric acid hòa tan trong máu và đi qua thận để đào thải ra ngoài trong nước tiểu. Nếu cơ thể tăng sản sinh ra uric acid hay thận không đào thải được nhiều uric acid như cần thiết thì nồng độ uric acid tích tụ trong máu (gọi là tăng uric trong máu); hệ quả này cũng có thể xảy ra khi ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng cao purine như gan, đậu đỗ khô, cá trồng (thuộc họ cá trích), nước xốt.

 

Tăng uric acid trong máu không phải là một bệnh và bản thân nó không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu quá nhiều uric acid thì tất yếu sẽ hình thành các tinh thể và làm cho bệnh gút phát sinh. Quá nhiều tinh thể tích tụ ở khoang khớp sẽ gây viêm. Sự ứ động uric acid có thể ở dạng cục dưới da quanh khớp và cả ở vành tai. Ngoài ra, tinh thể uric acid còn có thể tích tụ ở thận và gây ra sỏi thận; bệnh gút tiên phát ở cả khớp ngón chân cái, khoảng 75% số bệnh nhân. Gút cũng có thể phát triển ở khớp bàn chân, cổ chân, gót chân, đầu gối, cổ tay, các ngón tay và khuỷu tay. Bệnh có thể diễn biến qua 4 giai đoạn:

 

Giai đoạn tăng uric acid trong máu, ngoài ra không có triệu chứng gì khác: ở giai đoạn này không cần điều trị.

 

Gút cấp tính hay viêm khớp do gút cấp: tăng uric acid đã tạo nên các tinh thể ở các khoang khớp, gây đau đột ngột và sưng khớp, có thể có cảm giác nóng và rất đau khi sờ mó. Cơn đau cấp thường xảy ra về ban đêm và đau do những sự cố gây stress, do rượu hay có bệnh nào đó. Đau thường giảm đi trong vòng 3-10 ngày, kể cả khi không điều trị và cơn đau tiếp theo có thể không xảy ra trong nhiều tháng hay nhiều năm. Tuy nhiên, theo thời gian, những cơn đau có thể kéo dài hơn và thường xuyên hơn.

 

Giữa các đợt đau khớp: có thể không có Triệu chứng gì của bệnh gút  và chức năng khớp vẫn bình thường.

 

Bệnh gút mạn tính: giai đoạn khó chịu nhất của bệnh gút và thường kéo dài nhiều năm, có khi tới 10 năm. Thường xuyên đau ở khớp bị bệnh và đôi khi đau cả ở thận. Điều trị đúng thì phần lớn bệnh nhân không phát triển bệnh tới giai đoạn này.
Những nguyên nhân gây ra bệnh gút: một số yếu tố nguy cơ liên quan đến sự phát triển tăng uric acid trong máu:

 

Di truyền có thể có vai trò gây ra nguy cơ vì có tới 18% bệnh nhân gút có tiền sử gia đình có bệnh.

- Giới và tuổi tác có liên quan đến nguy cơ phát sinh bệnh, nam dễ bị bệnh hơn nữ và thường gặp ở người trưởng thành hơn là ở trẻ em.
- Người quá cân dễ bị tăng uric acid trong máu và dễ bị gút hơn vì các mô chuyển hóa và phân hủy nhiều hơn dẫn đến sự sản sinh quá nhiều uric acid.
- Uống quá nhiều rượu có thể gây tăng uric acid trong máu vì cản trở sự đào thải uric acid ra khỏi cơ thể.
- Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin có thể làm nặng thêm bệnh ở một số người.
- Thiếu hụt endim tham gia vào phân hủy purine gây ra bệnh gút ở một số ít người, nhiều người trong số này có tiền sử gia đình bị bệnh gút.
- Có người dùng một số thuốc hay có một số bệnh nào đó có nguy cơ bị tăng uric acid trong dịch cơ thể, ví dụ những loại thuốc sau đây có thể dẫn đến tăng uric acid trong máu vì giảm khả năng đào thải uric acid của cơ thể: thuốc lợi tiểu, salicylat hay các thuốc chống viêm tạo ra từ salicylate như aspirin, vitamin niacin còn gọi là nicotinic acid, thuốc ức chế hệ miễn dịch cyclosporine và kiểm soát sự đào thải mảnh ghép của cơ thể, thuốc levodopa hỗ trợ dẫn truyền thần kinh dùng cho bệnh Parkinson.

 

Điều trị: nếu điều trị đúng phương pháp, hầu hết bệnh nhân gút có thể kiểm soát được các triệu chứng và vẫn có thể làm việc. Có thể dùng liệu pháp duy nhất hay phối hợp. Mục đích của điều trị là giảm đau trong những đợt cấp để phòng ngừa các đợt sau và tránh sự tạo thành các tinh thể uric acid và sỏi thận.

 

Điều trị có hiệu quả thì có thể giảm được các triệu chứng và cả tổn thương lâu dài ở khớp bệnh, tức là giúp phòng ngừa sự tàn tật do gút gây ra. Dùng thuoc chua benh gut, thuốc chống viêm không có nhân steroid (NSAID) hay colchicine uống liều nhỏ hàng ngày để phòng ngừa các cơn đau khớp sau này. Cũng có thể dùng allopurinol (zyloprim) hay probenecid (Benemid) để điều trị tăng uric acid trong máu và giảm tần suất các đợt đau đột ngột và sự tạo thành các tinh thể.

Không có tài liệu nào nói đến việc phải kiêng quan hệ tình dục nếu bị gút; tất nhiên nên tránh khi có đợt cấp tính và cần lựa chọn tư thế tình dục thích hợp khi bị đau khớp.

Bệnh gút nên kiêng cữ những gì?(Đặng Thị Hảo - haodangthi@gmail.com): (Ngày 09/12/13)Em có người bạn bị bệnh Gut, bác sĩ có thể cho em biết triệu chứng của bệnh, các thức ăn phải kiêng cữ… Bệnh này có thể chữa khỏi được không? Người mắc bệnh này phải kiêng luôn việc quan hệ?
Thức ăn nên kiêng trong bệnh gút(Nguyễn Thị Huệ - Vũng Tàu): (Ngày 09/12/13)Bố tôi bị bệnh gut, thỉnh thoảng ăn phải thức ăn lạ làm cho bố tôi đau hơn. Mong bác sĩ hướng dẫn các thức ăn nên kiêng trong bệnh gut để tránh bị bệnh nặng lên.
Bạn có hiểu đúng về bệnh gout(Nguyễn Văn Hải - Đống Đa, Hà Nội): (Ngày 09/12/13)Bạn nghĩ gút là bệnh của ai đó nên mình không cần quan tâm? Không đâu, bạn sẽ dễ dàng trở thành nạn nhân nếu không hiểu biết về nó. Bạn hãy tự kiểm tra kiến thức của mình về bệnh này qua bài trắc nghiệm sau: gout.com.vn
Chế độ ăn uống cho người bệnh gout(Hoàng Hoa - Hà Nội): (Ngày 09/12/13)Tôi bị bệnh gout, xin hỏi bác sĩ những thức ăn, uống nào cần phải kiêng. Con gái tôi năm nay mới 15 tuổi nhưng chân tóc thì có biểu hiện bạc trắng, như vậy cần phải bổ sung các chất gì để làm cho tóc đen lại?
Bị bệnh gout có cần phải ăn chay?(Nguyễn Văn Dũng - An Giang): (Ngày 09/12/13)Tôi làm xét nghiệm, lượng axit uric trong máu là 9H, thỉnh thoảng khi uống rượu nhiều và ăn nhiều thức ăn giàu đạm, ngón chân cái bị ửng đỏ, mắt cá chân bị đau, nhưng sau đó vài ngày thì tự nhiên hết. Thuốc đang dùng khi lên cơn đau là Cochichine và thuốc giảm axit uric. Cách đây vài tháng tôi thực hiện ăn chay trên 1 tháng, ít sử dụng rượu bia, nên khi xét nghiệm lượng a xit uric hạ ngang tầm mức cho phép. Xin hỏi tôi đã bị bệnh gout chưa? Cách điều trị và ăn uống ra sao?
Hỏi cách điều trị bệnh gout(Thanh Lam - Tp. Huế): (Ngày 09/12/13)Em bị bệnh gout và bị khớp nhẹ, ở những nơi máu dồn cục bị đau và đỏ lên rất ngứa. Cho em hỏi phải dùng thuốc gì để giảm bệnh gout và hết ngứa?
Trị bệnh gout hiệu quả(Lê Lý - Hải Phòng): (Ngày 09/12/13)Tôi bị bệnh gout khoảng 10 năm nay mà chữa tây y và đông y đều không khỏi. Có thuốc nào điều trị hiệu quả bệnh gout nhất hiện nay mong bác sĩ tư vấn giúp tôi.
Phương pháp trị bệnh gout(Phạm Ngọc Hải - Đà Nẵng): (Ngày 09/12/13)Tôi bị bệnh gout, hiện tại chỉ số uric 600, bị sưng tại khớp bàn tay và khớp bàn chân. Hiện tại tôi đang dùng thuốc Cocicine va Allupurinol nhưng không có tác dụng nhiều, mong bác sĩ cho lời khuyên để điều trị hiệu quả hơn. Xin cảm ơn bác sĩ
Trang 1/2 [1][2] Chuyển nhanh
Lên đầu