Ông Nguyễn Văn Hồ, 66 tuổi, mắc bệnh gút, khớp tay chân cứ cứng dần và không thể cử động được. Bác sĩ phòng khám bệnh Gút TP HCM xác định gút đã tấn công tất cả các khớp xương tay và chân bệnh nhân.
Bệnh nhân nhà ở Tân Phú, Đồng Nai, cho biết, ông bị bệnh từ hơn 10 năm nhưng nghĩ không nghiêm trọng nên không điều trị. "Khoảng 6 tháng trở lại đây, tôi thấy các khớp đau dữ dội, không thể cầm nắm và đi đứng được", bệnh nhân nói.
Khớp chân của bệnh nhân phù nề bởi các khối tôphi do Gút gây nên
Kết quả siêm âm và X-quang tại Phòng khám và điều trị chuyên sâu bệnh Gút TP HCM, cho thấy khớp gối, cổ chân, ngón chân, khủy tay, cổ tay và ngón tay của bệnh nhân đều bị các khối u cứng chứa tinh thể urat (còn gọi là khối tôphi) xâm lấn gây tổn thương. Đây chính là biến chứng do bệnh gút gây nên.
Các kết quả chẩn đoán trên người bệnh cho thấy, gút đã khiến ông Hồ bị suy thận độ 4, có sỏi thận do sự lắng đọng của axít uric thường thấy ở bệnh nhân gút giai đoạn muộn.
Bác sĩ Nguyễn Thị Nguyệt Nga, người trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân cho biết, với những bệnh nhân bị gút ở giai đoạn muộn như ông Hồ, việc điều trị không cho kết quả ngay mà phải có thời gian. "Cần nhất là bệnh nhân phải phối hợp cùng bác sĩ trong tập luyện khớp, uống nhiều nước, dinh dưỡng hợp lý", bà Nga nói.
Ông Hồ bắt đầu được điều trị từ khâu phục hồi các tưới máu cho thận, tim và các khớp. "Khi thận đã hoạt động tốt, sự đào thải các chất cặn bã trong đó có axit uric trong điều trị gút mới cho kết quả tốt", bác sĩ Nga nói. Riêng các khối tôphi, sau một thời gian được làm mềm bằng thuốc, những khối nhỏ sẽ mềm và tự tan, các khối lớn sẽ được điều trị can thiệp bằng ngoại khoa.
Qua trường hợp trên, các bác sĩ khuyên mọi người nên kiểm tra lượng axít uric trong máu để sớm phát hiện và điều trị. Dùng bất cứ phương pháp nào hay dùng thuốc điều trị bệnh gout sớm giúp bệnh nhân thoát khỏi các biến chứng nguy hiểm như hỏng khớp, suy thận, sỏi thận.
Ý kiến phản hồi(0)